Nhật Bản là một biểu tượng về hệ thống giáo dục chất lượng khiến nhiều quốc gia khâm phục và học tập. Vậy chế độ giáo dục của Nhật Bản có gì đặc biệt? Hãy cùng DHM ISC tìm hiểu nhé!
- Chế độ giáo dục của Nhật Bản sau hệ phổ thông trung học
Là quốc gia đi đầu trong cung cấp dịch vụ giáo dục, Nhật Bản chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại với mục tiêu “Không để một trẻ em nào trong gia đình hay một gia đình nào trong một cộngnđồng không được giáo dục”, nền giáo dục của Nhật hướng đến thúc đẩy sự phát triển hài hòa về mọi mặt, từ trí tuệ, thể chất đến tinh thần…
Giáo dục cơ bản của Nhật gồm 6 năm giáo dục tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.
Cơ sở giáo dục sau Trung học phổ thông mà lưu học sinh có thể chọn lựa gồm 5 loại, là:
- Cao đẳng
- Trung cấp dạy nghề
- Đại học ngắn hạn
- Đại học
- Sau Đại học
Với số lượng lần lượt là 57, 3.201, 346, 779 và 627 trường. Chứng tỏ, hệ đào tạo nghề tại Nhật Bản rất phát triển, tiếp đến là hệ Đại học và đào tạo sau Đại học.
Một năm học ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 3 năm sau. Ngoài ra thì cũng có những trường nhập học vào kỳ mùa thu (tầm tháng 9 – tháng 10). Học sinh Nhật sẽ có 3 kỳ nghỉ trong năm. Nghỉ hè (tháng 7 ~ đầu tháng 9), Nghỉ đông (cuối tháng 12 ~ đầu tháng 1) và Nghỉ xuân (tháng 3).
- Đi du học Nhật Bản như thế nào?
Những năm gần đây, Chính phủ Nhật đang tìm cách thu hút du học sinh nước ngoài đến theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học của Nhật với nhiều chính sách, ưu đãi như: học bổng toàn phần, học bổng 80%, học bổng 50%…hay các gói hỗ trợ khác như hỗ trợ ký túc xá, tiền thuê nhà và hỗ trợ chi phí sinh hoạt…
Vậy để đi du học Nhật Bản thì phải làm thế nào?
Thực tế, có nhiều cách để đi du học Nhật Bản. Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được mục đích du học của mình.
Mục đích
- Lấy bằng tiếng Nhật: Sau khi quyết định về môn chuyên ngành và phạm vi nghiên cứu, bạn có thể lấy bằng hoặc chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục sau trung học gồm có: trường đại học (bậc đại học và sau đại học), trường đại học ngắn hạn, trường cao đẳng, trường trung cấp dạy nghề.
- Nâng cao trình độ tiếng Nhật: Có các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật. Bạn có thể vào học tại các trường tiếng Nhật hoặc khoa tiếng Nhật cho lưu học sinh
- Hình thức chung của du học Nhật Bản là gì?
Để đến Nhật Bản du học, có nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào năng lực cũng như điều kiện tài chính, bạn có thể chọn lựa trong 4 hình thức sau:
3.1 Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Học bổng của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản).
Chế độ học bổng được đề cập đến ở đây là học bổng dành cho “Lưu học sinh nghiên cứu sinh”, những người dự định lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sĩ, sẽ được cấp mỗi tháng khoảng 143.000 Yên (mức học bổng này thay đổi theo từng năm).
Học phí được miễn toàn bộ, thời gian cấp học bổng sẽ được xem xét kéo dài theo quá trình học, có trường hợp lên đến 4 năm cho đến khi kết thúc khóa học thạc sỹ hoặc tiến sĩ (bao gồm cả thời gian học dự bị).
3.2 Du học tự túc
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn của các cơ sở giáo dục Nhật Bản thì bạn có thể được nhập học. Việc đăng ký học đại học hoặc sau đại học có 2 cách:
- Cách 1: Đăng ký tuyển sinh trực tiếp từ Việt Nam, tham gia Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và nộp đơn đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học có nguyện vọng vào học.
- Cách 2: Tham gia khóa học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật tư nhân tại Việt Nam hoặc Nhật Bản, sau thời gian học tiếng Nhật khoảng 1 năm đến 2 năm và có trình độ tiếng Nhật tốt thì quay trở lại Cách 1.
3.3 Du học theo hình thức trao đổi sinh viên
Là hình thức du học theo kiểu phái cử và tiếp nhận học sinh giữa các trường đại học có ký hợp tác liên kết đào tạo. Trong nhiều trường hợp có cơ chế tính tín chỉ tương đương giữa hai trường.
3.4 Du học ngắn hạn
Là hình thức du học để học ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa tại nước khác trong thời gian đang là sinh viên của một trường đại học tại Việt Nam. Chương trình này được thực hiện không với mục đích cấp bằng hay chứng chỉ, hữu ích cho các sinh viên đang học tại các trường đại học ở Việt Nam muốn sử dụng hữu ích kỳ nghỉ lâu dài của mình.
- Một số thắc mắc của du học sinh về chế độ giáo dục của Nhật
4.1 Sự khác nhau giữa trường dạy tiếng Nhật (Senmon) và khoá dạy tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học là gì?
Trường tiếng Nhật (senmon) có nhiều loại. Để có thể nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách “lưu học” thì các cơ sở giáo dục đó cần phải nằm trong danh sách được Bộ Tư pháp Nhật Bản công bố.
Khóa tiếng Nhật dành cho lưu học sinh của các trường đại học tư thục. Đây là khóa đào tạo chính quy do các trường tư thục của Nhật Bản tiến hành. Bạn sẽ tham gia các khóa học dự bị trước khi vào đại học với tư cách là một nghiên cứu viên, hoặc bạn có thể học tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp khóa này, bạn không nhất thiết phải dự thi vào bậc đại học hay sau đại học của trường đại học đó. Nhưng cũng có nhiều trường đại học có chế độ ưu tiên dành cho những người đã tốt nghiệp khóa tiếng Nhật và mong muốn tiếp tục theo học tại trường.
4.2 Đại học, đại học ngắn hạn, trung cấp dạy nghề khác nhau ở điểm nào?
Điểm chung của Trường đại học (bậc đại học), đại học ngắn hạn, trường trung cấp dạy nghề là điều kiện nhập học là tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, những trường này sẽ khác nhau ở thời gian học, bằng cấp, nội dung giảng dạy và mục đích đào tạo.
- Đại học (bậc đại học): thời gian học là 6 năm đối với ngành y khoa, nha khoa và thú y; 4 năm đối với các chuyên ngành khác. Được cấp bằng tốt nghiệp đại học (Bachelor); chú trọng vào việc cung cấp kiến thức và bồi dưỡng ở phạm vi rộng
- Đại học ngắn hạn: Được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học đại học ngắn hạn 2 năm (Associate Degree)
- Trung cấp dạy nghề: Hay được gọi là “Trường chuyên môn”, thời gian học là 2 năm, được cấp bằng chuyên môn (Diploma); đào tạo kiến thức nghề nghiệp thực tế, kỹ thuật chuyên ngành như nghiệp vụ kinh doanh, phúc lợi xã hội, y tế, công nghiệp
4.3 Trường cao đẳng kỹ thuật và trường chuyên môn khác nhau như thế nào?
Trường chuyên môn tiếp nhận học sinh học hết trung học phổ thông. Trường cao đẳng kỹ thuật tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, thời gian học là 5 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng chuẩn cử nhân. Sau đó, nếu tiếp tục học khóa chuyên ngành 2 năm tại trường cao đẳng thì sẽ được cấp bằng cử nhân.
4.4 Nghiên cứu sinh và sinh viên sau đại học khác nhau ở điểm nào?
Nghiên cứu sinh là sinh viên dự thính tại các khoa sau đại học hoặc đại học, học theo chủ đề nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh không thuộc đối tượng được cấp bằng hoặc chứng chỉ học vị. Trong số các nghiên cứu sinh, có nhiều người sẽ lên học tiếp khóa học sau đại học để lấy bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
Trên đây là phần tổng hợp thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về chế độ giáo dục của Nhật Bản. DHM ISC hy vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho những du học sinh đang chuẩn bị cho hành trình đến Nhật Bản.
Chúc các bạn thành công!
ĐOÀN BAY TỈNH ISHIKAWA NGÀY 4/11 ĐÃ XUẤT CẢNH
Đoàn bay tỉnh Ishikawa trước giờ xuất cảnh Tối ngày 04/11/2024, Đoàn bay tỉnh Ishikawa
SUSHI – Tinh hoa văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay tới một
THÔNG BÁO TRÚNG TUYỂN ĐƠN KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP CHĂN NUÔI THÁNG 11/2024
Ngày 12/11/2024, văn phòng tại Phạm Văn Đồng, Hà Nội đã đón tiếp đoàn khách
TUYỂN 9 NAM XKLĐ NHẬT BẢN LÀM XÚC XÍCH GIĂM BÔNG
HOT HOT TUYỂN 9 NAM LÀM THỰC PHẨM CÔNG XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐỒ ĂN SẴN,
ĐƠN HÀNG HÀN XÌ NHẬT BẢN
TUYỂN 3 NAM ĐƠN HÀNG HÀN XÌ Thuộc nhóm ngành cơ khí, các đơn hàng
ĐƠN HÀNG MAY MẶC
TUYỂN 10 NỮ ĐƠN HÀNG MAY MẶC 1. MÔ TẢ CỔNG VIỆC: – May rèm